Đau mỏi cổ vai gáy là gì?

Nguyên nhân, dấu hiệu biểu hiện triệu chứng của đau mỏi vai gáy.

Hậu quả và cách chữa điều trị đau mỏi cổ vai gáy tại nhà. 

I. Đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì?

Đau cổ, vai gáy là bệnh thường gặp đối với dân văn phòng trong thời đại hiện nay.

Đây là hiện tượng các vùng cổ, vai, gáy có hiện tượng mỏi, lâu dần thành đau, cử động khó khăn, kém linh hoạt.

Đau mỏi cổ vai gáy là hiện tượng đau kéo dài, lâu ngày, nhưng cơn đau không có dấu hiệu lan truyền sang các bộ phận khác.

II. Dấu hiệu biểu hiện triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy

  • Xuất hiện cơn đau tại một vị trí rõ ràng trên vùng cổ, thường đau hơn khi cử động cổ.
  • Cơn đau kéo dài liên tục, lâu ngày tại vùng cổ.
  • Dần dần, xuất hiện cơn đau xuống phần gáy, vai.
  • Có cảm giác mỏi, căng dù đã thay đổi nhiều tư thế.
  • Bệnh nhân cảm thấy đau hơn khi xoay hoặc cử động liên quan đến vùng đầu hoặc cổ
  • Có cảm giác tê vùng cổ gáy và lưng
  • Đau nhiều hơn khi sờ vào
  • Khi chạm nhẹ vào vùng da cổ và bả vai sẽ có cảm giác tê giật và đau đớn, kèm theo đó là cảm giác nhức mỏi kéo dài.
  • Cổ cứng, có cảm giác như bị căng cơ.
  • Xuất hiện tình trạng tê, mỏi tay chân do hệ thống tuần hoàn máu kém linh hoạt ở phần cổ vai gáy.
  • Lâu dần sẽ dẫn đến đau đầu.

III. Nguyên nhân tại sao đau mỏi cổ vai gáy

  • Ngồi, khom người hoặc phải giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài như dân văn phòng, dân lao động, bê vác, người hay phải ngồi máy may,…
  • Ngủ sai tư thế như gối đầu quá cao,…
  • Thường xuyên để vùng cổ bị đè nặng, chịu tác động từ bên ngoài.
  • Di chứng do chấn thương để lại.
  • Do cơ cổ bị kéo dãn hoặc sưng phù do xoay hoặc kéo căng cổ sai cách khi tập luyện.
  • Do căng thẳng kéo dài dẫn đến gồng cứng các cơ cổ gáy và bả vai, đè nặng lên các cơ này.
  • Do bệnh nhân bị gù lưng.
  • Do rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống hoặc do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy nên gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.
  • Do vùng cơ cổ và vai bị cứng, làm giảm quá trình tuần hoàn máu lên, dẫn đến đau mỏi cổ vai gáy.
  • Do thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột dẫn đến hiện tượng đau nhức.
  • Do ít vận động dẫn đến phần cơ yếu đi, dễ bị tổn thương.
  • Do tuổi tác dẫn đến tình trạng lão hóa xương khớp khi bạn già đi.
  • Do mắc các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, viêm, dị tật, vẹo cổ bẩm sinh, ung thư, lao,… khiến dây thần kinh vùng vai gáy bị chèn ép dẫn đến đau mỏi.

IV. Hậu quả đau mỏi cổ vai gáy

  • Dễ biến chứng thành đau cổ vai gáy mãn tính, khó chữa trị.
  • Ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
  • Gây ra rối loạn tiền đình do quá trình tuần hoàn máu bị ngăn chặn tại vùng cổ, vai, gáy.
  • Nặng hơn nữa có thể dẫn đến các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, biến dạng khớp, rối loạn cảm giác tứ chi, bại liệt một hoặc hai tay, liệt nửa người, xuất hiện tình trạng chèn ép cơ tim…
  • Gây biến chứng đến hệ thần kinh, tăng nguy cơ cho các bệnh như đau rễ thần kinh, rối loạn thực vật chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật,…

V. Cách chữa trị đau vai gáy tại nhà

1. Chữa trị đau vai gáy bằng ngải cứu

Không còn lạ lẫm gì, ngải cứu có chứa thành phần khoáng chất giúp giảm đau, kháng viêm, loại bỏ đau nhức một cách hiệu quả.

Người bệnh có thể sao nóng ngải cứu cùng muối trắng, bọc vào khăn xô sạch rồi chườm lên vùng cổ vai gáy cho đến khi nguội là được.

Thực hiện hàng ngày trước khi đi ngủ hoặc trong thời gian rảnh rỗi.

2. Chữa trị đau vai gáy bằng cách chườm lạnh

Người bệnh có thể lấy túi đá hoặc khăn lạnh chườm 20-30 phút trong vòng 24h giúp giảm kích thước của các mạch máu, giảm viêm, giảm đau tại chỗ và hỗ trợ quá trình lành bệnh.

Lưu ý không trực tiếp chườm lạnh trên da, nên thực hiện trên một tấm khăn xô mỏng để tránh bị bỏng lạnh.

3. Chữa trị đau vai gáy bằng cách chườm nóng

Trái ngược với chườm lạnh, chườm nóng giúp các mạch máu giãn nở ra, tăng kích thước, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu đến các bộ phận. Người bệnh có thể tắm nước nóng, đắp khăn nóng hoặc bôi cao, xoa dầu lên vùng bị đau mỏi.

4. Chữa trị đau vai gáy bằng cách massage

Massage giúp thư giãn vùng cơ bắp và tăng cường tuần hoàn máu cho các vùng cổ, vai, gáy. Bạn có thể massage nhẹ nhàng lúc vừa tắm xong, lúc mỏi. Nên dùng cùng dầu massage để tăng cường hiệu quả.

5. Chữa trị đau vai gáy bằng hạt gấc ngâm rượu

Hạt gấc ngâm rượu có tác dụng trị đau nhức cột sống, dùng để xoa bóp, massage cực kỳ hiệu quả.

Cách ngâm rượu bằng hạt gấc:

  • Lấy hạt gấc chín, rượu sạch, đem bỏ vỏ rồi nướng chín.
  • Bóc phần vỏ đen bên ngoài, rồi để vào bình thủy tinh sạch.
  • Lấy rượu 45 độ đổ ngập hạt gấc.
  • Ngâm 1-2 tuần là có thể đem ra sử dụng.

6. Chữa trị đau vai gáy bằng phèn chua, hành khô và cam

Cách dùng:

  • Lấy 1 quả cam và cắt bỏ phần đầu. Đem khoét 1 ít phần ruột rồi cho phèn chua, 1 củ hành khô vào trong ruột.
  • Sau đó, đặt quả cam lên bếp và nướng, khi nào thấy đen vỏ thì thôi.
  • Đem cắt thành lát mỏng và đắp lên vùng vai gáy trong vòng 5-10 phút.

7. Chữa trị đau vai gáy bằng củ nghệ

Với thành phần curcumin, nghệ giúp làm chậm quá trình oxy hóa, chống viêm, giảm sưng hiệu quả.

Cách dùng:

  • Trộn 2 muỗng canh bột nghệ và 1 muỗng canh dầu dừa.
  • Xoa hỗn hợp này lên các cơ đau và để khô.
  • Hoặc trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ vào 1 cốc sữa và đun sôi. Uống hỗn hợp này hàng ngày.

8. Chữa trị đau vai gáy bằng củ gừng

Gừng là nguyên liệu có tính cay nóng, giúp kháng viêm, giảm đau, nhức mỏi hiệu quả.

Cách dùng: Đun sôi 1 muỗng canh gừng thái lát trong 11/2 đến 2 chén nước trong 10 phút. Lọc lấy nước và thêm mật ong vào. Uống 2-3 ly trà gừng mỗi ngày.

9. Chữa trị đau vai gáy bằng giấm táo

Cách dùng: uống 1 ly nước ấm cùng giấm táo 2 lần/ngày. Có thể thêm mật ong để dễ uống hơn.

10. Chữa trị đau vai gáy bằng tinh dầu

Các loại tinh dầu như oải hương, ô liu,…có tác dụng thư giãn cơ bắp, sử dụng khi massage hoặc tắm giúp đẩy lùi các cơn đau mỏi hiệu quả.

arrow
arrow
    全站熱搜

    mrlegend993 發表在 痞客邦 留言(0) 人氣()